Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Bao Jumbo, Bao PP Dệt


Kính Gửi Quý Khách Hàng!

Công ty chúng tôi chuyên sản xuất các loại bao vải khổ lớn (bao jumbo) dùng để đựng các sản phẩm như: hàng nông sản, vật liệu xây dựng, mùn cưa ...

Tải trọng bao từ 100 đến 3000 kg, mẫu mã đa dạng theo yêu cầu của quý khàng

Sản phẩm được tiêu thụ phần lớn ở châu Âu và thị trường Việt Nam.

Với phương châm lấy chất lượng và uy tín làm kim chỉ nam cho mọi hành động, chúng tôi cam kết đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất.

     

      Website:

                     http://jumbobag.wordpress.com

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:


      -       NGUYỄN HOÀNG CÔNG

-       H.P: 0908589618

-       Email: hoangcong77vn@yahoo.com

-       Skype: hoangcong77vn

-       Yahoo: hoangcong77vn

Chúng tôi rất mong muốn được hợp tác cùng tất cả quý khách hàng. Chúc quý khách thành đạt và thịnh vượng!

Trân trọng!

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Mỹ cảnh báo âm mưu “chia để trị” của Trung Quốc

TT - Chính phủ Mỹ một lần nữa lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ về chiến thuật “chia để trị” mà Trung Quốc đang áp dụng với các nước ASEAN để độc chiếm biển Đông.
Tàu thám hiểm đại dương Mỹ USNS Impeccable (phía xa) và tàu cá Trung Quốc trên biển Đông - Ảnh: US Navy

Theo Reuters, ngày 14-8 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định Mỹ mong muốn các nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông cùng đạt được một thỏa thuận đa phương. “Mọi nỗ lực nhằm chia rẽ để xâm chiếm và tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước có tranh chấp chủ quyền sẽ không đưa chúng ta đến nơi cần đến” - bà Nuland nhấn mạnh.
Truyền thông Mỹ nhận định dù bà Nuland không nhắc đến Trung Quốc, nhưng đây rõ ràng là lời chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh. Bởi trước nay, Trung Quốc luôn khăng khăng đòi đàm phán song phương với từng quốc gia đòi chủ quyền trên biển Đông thay vì tham gia một cơ chế đa phương. Trước đó, giới học giả nhiều nước từng phản đối Bắc Kinh đã cố tình chia rẽ nội bộ ASEAN.
Ai gây căng thẳng?
"Nếu cứ làm càn, cứ tuyên bố vô lối như vậy thì chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới"
Bão Phác Tiên Nhân (Trung Quốc)
Báo Huffing Post dẫn lời một số chuyên gia quan hệ quốc tế bình luận đây là tuyên bố chỉ trích mạnh nhất của Mỹ nhắm vào Trung Quốc kể từ khi Washington phản đối việc Bắc Kinh thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đưa quân đồn trú tại đây. Các nhà quan sát cũng cho rằng Mỹ muốn phản bác việc truyền thông Trung Quốc ngày 13-8 cáo buộc “một số nước phương Tây” là tác nhân “gây chia rẽ châu Á” và “cản trở sự đoàn kết của các nước ASEAN”.

Về lời cáo buộc này, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, qua trao đổi với Tuổi Trẻ cho rằng Trung Quốc muốn ám chỉ chiến lược “tái cân bằng lực lượng” của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, và đó là một lập luận hoàn toàn vô lý. Bởi lẽ, Bắc Kinh đã gây căng thẳng trên biển Đông từ trước khi Washington công bố kế hoạch “tái cân bằng” và Mỹ vẫn luôn kêu gọi các bên kiềm chế trên biển Đông. Theo giáo sư Thayer, chính Trung Quốc đã viện cớ Mỹ can thiệp để leo thang căng thẳng.
Bộ Ngoại giao Mỹ còn kêu gọi ASEAN và Trung Quốc nhanh chóng hợp tác để thiết lập một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) và tất cả cùng cam kết tuân thủ nghiêm ngặt bộ quy tắc ứng xử này. “Lý tưởng là ASEAN và Trung Quốc hoàn thành COC trong năm nay” - bà Nuland nhấn mạnh. Bà Nuland cho rằng điều đáng lo ngại là tình trạng căng thẳng đang gia tăng, do đó Mỹ muốn một thỏa thuận “đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên”.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, như báo Korea Herald cho biết, mới đây cũng kêu gọi các bên đòi chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông giải quyết tranh chấp bằng đối thoại.
Kẻ thù chung của thế giới
Trên blog của mình ở mạng Sina.com.cn ngày 13-8, học giả Lý Lệnh Hoa, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc, đã đăng tải bài viết của tác giả Bão Phác Tiên Nhân được viết hồi tháng 5-2012. Trong bài viết này, tác giả cảnh báo Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới, bởi việc Trung Quốc biến biển Đông thành “nội hải” của mình là điều cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận.
“Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài sẽ không được tự do qua lại vùng biển này, nếu muốn phải xin phép Trung Quốc. Nhưng các nước xung quanh liệu có chịu đứng yên hay không? Các cường quốc biển và vận tải biển như Mỹ, Nhật sẽ đồng loạt phản đối. Liệu các nước này có để yên cho Trung Quốc tuyên bố như vậy hay không? Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) vốn là tuyến hàng hải quốc tế trọng yếu, có hàng ngàn tàu bè qua lại mỗi ngày”.
“Nếu cứ làm càn, cứ tuyên bố vô lối như vậy thì chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù chung của cả thế giới” - tác giả Bão Phác Tiên Nhân kết luận.
SƠN HÀ - MỸ LOAN

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

TNS Mỹ Jim Webb: "Trung Quốc ngày càng hung hăng"

TTO - Trung Quốc đang ngày càng trở nên hung hăng, theo thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb tranh luận ở thượng viện về vấn đề biển Đông ngày 26-7. Ông cho rằng việc thành lập "thành phố Tam Sa" có thể vi phạm luật pháp quốc tế.


Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb - Ảnh: marinecorptimes.com


Phát biểu trong một phiên tranh luận ở thượng viện ngày 26-7, ông Webb - chủ tịch tiểu ủy ban quan hệ đối ngoại với Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng nghị viện Mỹ - nói việc thành lập "thành phố Tam Sa" và các hành động khác của Trung Quốc gần đây trên biển Đông là đơn phương và có thể vi phạm luật pháp quốc tế.

Theo Hãng tin UPI, ông Webb yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải làm rõ lập trường với Trung Quốc và báo cáo lại cho Quốc hội, theo thông báo trên trang web chính thức của ông.

“Với sự gia tăng các hành động liên quan tới quân sự, Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng”, ông Webb nói, nhắc lại việc chính quyền Bắc Kinh tháng trước đã thông qua việc thành lập cái họ gọi là "vùng đô thị cấp huyện Tam Sa".

“Việc thành lập chính quyền này nói thẳng là đơn phương và không có cơ sở ở một khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Thành phố này được họ tạo ra để cai quản khoảng 200 hòn đảo, bờ cát và đảo san hô ở một diện tích biển 2 triệu km2 - ông Webb nói - Họ đã chiếm đóng các đảo này, hiện đang có tranh chấp chủ quyền và họ đã tuyên bố một khu vực hành chính chiếm toàn bộ biển Đông”.

Ông Webb cho rằng Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận song phương vì họ có thể “bắt nạt bất cứ quốc gia nào trong vùng”.

Những đồng nghiệp của ông Webb, nghị sĩ John Kerry cùng nghị sĩ Cộng hòa Richard Lugar, John McCain và James Inhofe đã đồng đứng tên một nghị quyết hối thúc Trung Quốc và ASEAN hoàn tất bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp trên biển Đông và các vấn đề trên biển khác trước khi căng thẳng gia tăng thêm, theo tạp chí Foreign Policy.

Bài báo cũng nói nghị quyết này xác nhận lại cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước ASEAN tiếp tục mạnh mẽ, cam kết thắt chặt hơn quan hệ đối tác Mỹ - ASEAN.

HẢI MINH

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'

Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển và luật biển, thẳng thắn chia sẻ quan điểm phản đối "đường lưỡi bò", và nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
> Sự đuối lý của 'đường lưỡi bò'
> Trung Quốc gia tăng áp lực với Việt Nam


Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, 66 tuổi, cựu nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc . Ảnh: Blog.sina

Học giả Lý Lệnh Hoa (Li Linghua), nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, là người có nhiều năm nghiên cứu và có nhiều bài phân tích về vấn đề biển và luật biển trên các báo và tạp chí lớn của Trung Quốc. Ông có nhiều bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò”), chủ trương giải quyết những tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.

Học giả Lý Lệnh Hoa từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề 'đường lưỡi bò' và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc tháng 12/2005. Theo những nghiên cứu của ông, chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (Biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.

Ông Lý cho rằng vẽ ranh giới như vậy không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền 200 hải lý của các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia. Trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày một nóng, Trung Quốc không nên lẩn tránh và cũng không thể lẩn tránh câu hỏi của quốc tế về tính hợp pháp của "đường lưỡi bò", ông Lý viết.

Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Đồ họa: Economist

Ông cũng có bài viết "Lập hàng rào rõ, để có quan hệ tốt với láng giềng" đăng trên Thời báo Hoàn cầu tháng 6/2011, cho rằng việc coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa dân quốc vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là quan điểm thủ cựu và nhận thức sai lầm. Chủ trương đơn phương này không thể phát huy tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Nam Hải.

Thay vào đó, ông đề xuất nên căn cứ vào vùng đất liền hoặc những đảo lớn và từ đó khai thác vùng biển trong phạm vi 200 hải lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Như vậy sẽ tránh được việc phải phân định ngay chủ quyền trên các đảo nhỏ, để biến chính sách "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc thành hiện thực.

Ông cũng nhắc lại quan điểm của mình trong cuộc hội thảo với các học giả uy tín khác của Trung Quốc, do Viện nghiên cứu Thiên Tắc tổ chức ngày 14/6 vừa qua. Ông một lần nữa khẳng định trước hội thảo rằng "đường lưỡi bò" là không hề có căn cứ, là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1947 và không được các quốc gia khác công nhận.

Trong khi đó, Công ước về Luật biển quy định mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng lớn, nhằm tạo công bằng cho các nước cũng như thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học. Học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định đây là cơ chế hữu hiệu để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết tham gia Công ước thì cần chấp hành quy định của Công ước, giữ chữ tín với thế giới.

Trên trang cá nhân của nghiên cứu viên đã nghỉ hưu này, ông đăng bài viết "Không nên có những quan điểm lỗi thời về 'đường 9 đoạn' ở Nam Hải", và bài "Các học giả cần thay đổi căn bản nhận thức về vấn đề Nam Hải" phản đối ý kiến của các chuyên gia của Trung Quốc trong những sách nghiên cứu về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.

Trong mục trao đổi với những người theo dõi, để lại lời nhắn (comment) trên trang cá nhân của ông, ông cũng giải thích rõ ràng để mọi người hiểu bản chất của vấn đề. Theo ông, do hình ảnh "đường lưỡi bò" được đưa vào sách giáo khoa nên đã tạo ra suy nghĩ sâu sắc cho nhiều thế hệ người dân Trung Quốc rằng đây là "quốc giới" trong khi nó lại không được thế giới công nhận. Nếu vẫn tiếp tục khẳng định như trên thì căng thẳng tại Nam Hải không bao giờ kết thúc. Ông mong muốn học giả và người dân Trung Quốc có thể tiến cùng thời đại, tìm hiểu sự thực và thay đổi quan niệm chưa đúng đắn của mình.

Vũ Hà

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Bản đồ TQ 1904 thu hút đông đảo người xem

TTO - Sáng 25-7, lễ tiếp nhận tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ Trung Quốc 1904 chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, 1 Tràng Tiền, Hà Nội.


Đông đảo người dân đã đến để tận mắt chứng kiến tấm bản đồ là vật chứng quan trọng khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam này.

Nhiều người xem tấm bản đồ của Trung Quốc in năm 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam


Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem về tấm bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa


Tiến sĩ Mai Hồng trao lại tấm bản đồ cho đại diện Bảo tàng lịch sử quốc gia - Ảnh: Việt Dũng


Tấm bản đồ này được tiến sĩ Mai Hồng trao lại cho bảo tàng nhằm lưu giữ, bảo quản cẩn trọng, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, đồng thời giới thiệu tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.

Tấm bản đồ hiện được trưng bày tại Phòng trưng bày chuyên đề của bảo tàng.

NGA LINH

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Hoạt hình Việt Nam "Đại chiến Bạch Đằng" gây sốt

Bộ phim ngắn có độ dài hơn 6 phút thuật lại bản anh hùng ca trên sông Bạch Đằng năm 938 do nhóm 6 sinh viên của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM) thực hiện, đã gây sự chú ý trong cộng đồng mạng hai tuần qua.
Được đưa lên Youtube từ cuối tháng 6, hoạt hình ngắn Đại chiến Bạch Đằng được nhiều cư dân mạng đón nhận nhiệt tình với nhiều lời khen và góp ý. Đây là tác phẩm tốt nghiệp chuyên ngành Hoạt hình của nhóm sinh viên 6 người tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM). Phim tái hiện cuộc chiến chống quân Nam Hán vào năm 938 của Ngô Quyền.
Tạo hình nhân vật trong "Đại chiến Bạch Đằng" khá thuần Việt.
Đại chiến Bạch Đằng sử dụng hình ảnh vẽ 2D, xen lẫn một vài cảnh hiệu ứng hình ảnh 3D. Mặc dù kỹ xảo, cử động của các nhân vật vẫn còn khá thô sơ và cứng nhưng bộ phim đã nhận được nhiều lời động viên với hơn 70.000 lượt xem trên Youtube cùng gần 700 lời bình luận.
6 sinh viên trẻ Vũ Đức Thịnh, Đinh Ngọc Chính, Nhữ Thị Thùy Diệp, Nguyễn Thanh Đức, Trần Hậu và Đặng Minh Quyền quyết định khai thác đề tài lịch sử Việt Nam trong bài thi tốt nghiệp - một đề tài vốn bị cho là khô khan và các nhà làm phim trẻ thường né tránh.
Phim tái hiện trận chiến lịch sử ở sông Bạch Đằng khi quân ta quét sạch giặc ngoại xâm Nam Hán.
Nhóm sinh viên cho biết mục tiêu của tác phẩm này là truyền tải ý chí mạnh mẽ cho mọi người yêu thích lịch sử nước nhà và tăng niềm tự hào dân tộc. Với kinh phí eo hẹp, nhóm phải hoàn thành bài tốt nghiệp trong 3 tháng, từ nghiên cứu lịch sử cho tới việc vẽ trang phục, tạo hình nhân vật.
Một khán giả có nickname honganhnamanh trên Youtube bình luận: "Phim dù chưa thực hoàn hảo nhưng khi xem tôi xúc động muốn khóc, vì cũng có ngày người Việt Nam chúng ta bắt đầu làm được phim về lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Con cháu chúng ta có thể sẽ hiểu hơn về lịch sử. Chúng ta là người Việt Nam và hãy làm những gì có thể để xứng đáng với truyền thống đó".
Mặc dù đồ họa chưa thực sự nuột nà nhưng "Đại chiến Bạch Đằng" được nhiều lời khen khi khai thác lịch sử Việt Nam - vốn là một đề tài nhiều nhà làm phim hoạt hình né tránh.
Nguyễn Thanh Đức, một thành viên trong nhóm 6 sinh viên, tâm sự: "Vâng, lịch sử Việt Nam rất hào hùng. Chúng ta đều chung một nguồn gốc con rồng cháu tiên, thế con cháu lại không nhớ nòi giống mình mà lại nhớ lịch sử của nước khác nhiều hơn thì thật đáng buồn và đáng trách. Sức còn yếu nhưng cũng ráng làm cái gì đó cho dân tộc mình. Vừa làm vừa học sử luôn. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ bộ phim".
Phim hoạt hình Việt Nam trong một năm trở lại đây đã có nhiều khởi sắc và ngày càng có nhiều nhà làm phim trẻ nghiên cứu, tìm tòi, theo đuổi dòng phim này. Cuối năm ngoái, phim hoạt hình ngắn Cô bé bán diêm với hình ảnh 3D của nhóm True-D Animation cũng từng tạo nên tiếng vang trên mạng trong dịp Giáng sinh.
Xem phim hoạt hình "Đại chiến Bạch Đằng":
Theo VNE

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Đỗ tốt nghiệp 100%, sao không bỏ kỳ thi?

Không thể thay đổi sự tụt hậu của đất nước nếu giáo dục trì trệ và chất lượng yếu kém như hiện nay. "Một trăm phần trăm" là bài ca buồn của cả đầu vào (tốt nghiệp THPT) và đầu ra (tốt nghiệp ĐH). Bộ GD-ĐT nghĩ sao khi đang "thành tích hóa" kỳ thi tốt nghiệp THPT và "tầm thường hóa" kỳ thi tốt nghiệp đại học?
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay làm "nức lòng" người dân cả nước. Năm sau cao hơn năm trước, năm nay tốt đẹp hơn năm kia là quy luật phát triển của muôn đời... Thế nhưng, điều kỳ lạ là dẫu không nói ra, mỗi chúng ta, những người ít nhiều gắn bó trực tiếp với nền giáo dục nước nhà, vẫn cảm thấy cái gì đó gờn gợn- có nghĩa là đáng phải bàn, đáng phải nghĩ thêm.
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng đã có hàng ngàn ý kiến phàn nàn về chất lượng giáo dục trong suốt nhiều năm qua nên người viết bài này không bàn nữa. Chỉ xin nói về 2 chuyện: Thi tốt nghiệp THPT và chấm khóa luận tốt nghiệp đại học theo hệ tín chỉ; nghĩa là 2 kỳ thi quan trọng nhất của đại đa số người đi học.
Thi không trượt thì thi để làm gì?
Điều không cần nói mà ai cũng biết là sinh ra kỳ thi mục đích là để kiểm tra chất lượng người học, tức là tìm người đỗ đồng thời xác định người trượt. Nguyên tắc tối giản của bất kỳ cuộc thi nào cũng chỉ có một mà thôi: Học càng thật, thi càng khó; yêu cầu càng cao về chất lượng thì người thi trượt càng nhiều.
Vậy, nếu thi mà không ai trượt hoặc hầu như chỉ cho trượt gọi là, trượt cho có như các địa phương có tỷ lệ đỗ trên 99%, thậm chí 100% như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sóc Trăng..., thì thi có lẽ, tốn hàng tỷ đồng tiền của dân - của nước là một sự lãng phí chăng?
Nếu biện luận rằng một khi bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì dễ phát sinh tiêu cực, nghe qua, có vẻ như "có cơ sở"(?) Thật ra không phải vậy và hoàn toàn không như những người luôn thấy một nửa cốc nước đang vơi đi mà không chịu tin rằng thật ra, nó đang đầy lên.
Thứ nhất, về nguyên tắc, không thể có chuyện tiêu cực kéo dài suốt 12 năm trời và xảy ra với trên dưới 100 thầy, cô. Tức là, kết quả những năm học THPT chỉ được phép tính thêm hệ số (hệ số 3 chẳng hạn, tương tự ở THCS là hệ số 2 và tiểu học là hệ số 1) chứ không coi đó là kết quả duy nhất nhằm xét tốt nghiệp cho học sinh. Nếu áp dụng công thức này, chắc chắn đánh giá chất lượng học tập sẽ chính xác hơn rất nhiều.
Hình ảnh cắt từ clip gian lận trong kì thi tốt nghiệp ở trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang
Thứ hai, một số thầy cô giáo có thể chưa tốt, có thể phạm phải tiêu cực chứ không thể có chuyện tất cả giáo viên đều tiêu cực. Thử đặt câu hỏi: Một nền giáo dục mà không tin vào người dạy, làm sao đạt chất lượng trồng người?
Thứ ba, một khi bắt học sinh học cả chục môn rồi đến cuối năm chọn hú họa 6 môn cho thi thì chỉ có những người thật sự có tài - thiên bẩm, mới học nổi.
Ước mơ phổ cập giáo dục sẽ trở thành món hàng xa xỉ một khi chúng ta bắt 1 đứa trẻ thích học toán suốt ngày phải học thuộc lòng môn sử, môn địa... Tại sao không học theo các nước tiên tiến khi họ chỉ cho học sinh THPT học 4- 6 môn học có định hướng theo đam mê, sở thích, nhu cầu của nghề nghiệp tương lai, chứ không phải nhồi nhét cả hơn chục môn học như ở ta?
Thứ tư, nếu chất lượng giáo dục không bị ảnh hưởng hoặc chỉ bị ảnh hưởng rất ít do bỏ thi tốt nghiệp THPT thì tại sao lại không? Đó là chưa nói rằng cái sự bỏ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về tâm lý, sức khỏe, tài chính cho nhiều thế hệ, cho hàng triệu gia đình.
Thứ năm, sự kiện Đồi Ngô chỉ là một trong vô vàn ví dụ của cái chuyện "bị lộ" và "chưa bị lộ", chứ thật ra chừng nào ngành giáo dục còn chạy theo căn bệnh thành tích; chừng nào việc thi cử chỉ nhằm tạo ra kết quả... đẹp; và chừng nào mà mỗi mùa thi vẫn là "cơ hội vàng" để dạy thêm, "hỗ trợ thêm" trong các mùa thi, thì chừng đó, tiêu cực vẫn diễn ra và bài ca đỗ tốt nghiệp 100% vẫn sẽ tiếp diễn.
Đầu vào thật chặt, đầu ra thật... rộng?
Trong khi thi tốt nghiệp THPT tạo nên áp lực ghê gớm đến như thế - khiến cho cả nước mất ăn, mất ngủ hàng tháng trời thì đầu ra - bàn giao sản phẩm giáo dục cho xã hội, thì lại bị coi nhẹ một cách khó hiểu. Chương trình đào tạo theo tín chỉ hiện nay (áp dụng năm đầu tiên) rất bất cập (sẽ dành bàn trong dịp khác), đã đẻ ra 1 trong những cái dở nhất là chấm khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên có trình độ khá giỏi.
Nên lưu ý rằng, chỉ những sinh viên có điểm học trung bình suốt 7 học kỳ là 7,5 điểm trở lên (tùy theo trường), mới được làm khóa luận tốt nghiệp. Số sinh viên này chiếm khoảng 30-50% tổng số sinh viên.
Không biết do đâu (chắc là để tiết kiệm kinh phí, tăng thu) mà ngành giáo dục cắt giảm số tiết của giảng viên hướng dẫn cũng như bỏ luôn cả Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp như mọi năm. Chỉ giao việc định đoạt cả một công trình nghiên cứu cho 2 cán bộ chấm? Điều vô lý này đã đẩy chất lượng giáo dục đại học đến chỗ trớ trêu.
Việc chấm thi chứ không tổ chức bảo vệ đã tầm thường hóa công việc nghiên cứu đầu tiên của sinh viên. Nó không còn là một công trình theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là một bài thi chẳng cần... giám thị!
Thử hình dung nếu học kém, thi tốt nghiệp còn có 2 cán bộ coi thi, rọc phách, 2 cán bộ chấm; đằng này, chỉ 2 giáo viên biết rõ đó là ai, tha hồ "bắt tay" nhau để cho điểm (tất nhiên không phải giảng viên nào cũng vậy). Mối quan hệ thầy trò, thiên vị là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Trong thực tế, đã có 1 câu chuyện sau: Một sinh viên sau khi tốt nghiệp xong đã nói thẳng ra rằng suốt 3 tháng làm khóa luận tốt nghiệp, anh ta không làm mà thuê người viết hộ, đến kỳ hạn về nộp cho thầy, thầy chẳng biết đó là đâu? 3 tháng rảnh rang đó anh ta tha hồ kiếm tiền, học cách tiếp cận thị trường bằng đủ kiểu...
Cách học- thi này thực chất đã và đang giết dần giết mòn các ngành khoa học cơ bản. Nếu khoa học cơ bản mà không nghiên cứu thì đào tạo để làm gì? Nếu nghiên cứu mà coi đó như là trò chơi thì cái gọi là khoa học sẽ đi về đâu?...
Đề tài về giáo dục luôn là cả 1 câu chuyện có rất nhiều chương hồi chua chát. Điều đau lòng của rất nhiều thầy, cô giáo là mọi sự góp ý của dư luận đã được cơ quan chủ quản tiếp nhận theo cung cách nghe và... không giải quyết. Đến nhiệm kỳ sau lại có người nghe tiếp rồi... để đó.
Không thể thay đổi sự tụt hậu của đất nước nếu giáo dục trì trệ và chất lượng yếu kém như hiện nay. "Một trăm phần trăm" là bài ca buồn của cả đầu vào (tốt nghiệp THPT) và đầu ra (tốt nghiệp ĐH). Bộ GD-ĐT nghĩ sao khi đang "thành tích hóa" kỳ thi tốt nghiệp THPT và "tầm thường hóa" kỳ thi tốt nghiệp đại học?
Và chừng nào ngành giáo dục còn chạy theo căn bệnh thành tích; chừng nào việc thi cử chỉ nhằm tạo ra kết quả... đẹp; và chừng nào mà mỗi mùa thi vẫn là "cơ hội vàng" để dạy thêm, "hỗ trợ thêm" trong các mùa thi, thì chừng đó, tiêu cực vẫn diễn ra và bài ca đỗ tốt nghiệp 100% vẫn sẽ tiếp diễn.
Theo TuanVietNam

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 thế giới?

Việc xếp hạng cần phải dựa trên những tiêu chí toàn diện và chỉ số chính xác do những tổ chức có uy tín trên thế giới khảo sát và công bố... Việc khảo sát và chọn mẫu phải mang tính đại diện và chọn lọc cao vì khảo sát nhận thức của một người dân bình thường khác hẳn với một chuyên gia.
Mới đây, hàng loạt báo mạng Việt Nam đưa tin "Người Việt Nam hạnh phúc thứ 2 trên thế giới", rồi "Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới" theo đánh giá của Quỹ Kinh tế mới (NEF) dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI).
Đánh giá này dựa trên "các yếu tố như việc người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường" hay còn được gọi là "dấu chân sinh thái".
Xếp hạng này làm dấy lên những nghi ngờ về tính xác thực liệu người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 trên thế giới?
Nên hiểu thế nào về chỉ số hành tinh hạnh phúc?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, "chỉ số hành tinh hạnh phúc (tiếng Anh: Happy Planet Index, viết tắt HPI, có tài liệu dịch là Chỉ số hạnh phúc hành tinh) là chỉ số do NEF (New Economics Foundation - một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) công bố.
Kết quả dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra.
Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường. Do vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của một quốc gia. Điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể vì họ... không khai thác quá nhiều tài nguyên.
Do đó, dễ dàng nhận thấy là những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhất tại châu Á, Nam Mỹ lại được xếp đầu bảng, trong khi những quốc gia công nghiệp giàu mạnh tại Bắc Mỹ, châu Âu lại thường nằm cuối bảng vì họ đã tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên".
Mặc dù vậy, do tầm nhìn và nhận thức khác nhau về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia giàu có khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu so với các quốc gia nghèo ở Châu Á và Châu Mỹ La tin nên có lẽ một số người (được khảo sát) ở những quốc gia nghèo lại cho rằng quốc gia của mình chưa bị khai thác tài nguyên thiên nhiên vì "vẫn còn cái để bán" (?).
Ngoài ra, phải chăng người dân ở các các quốc gia kém phát triển có xu hướng tự hài lòng với cái mà họ đang có nên chẳng cần phải cố gắng nhiều (nói tóm lại là làm biếng) nên họ cảm thấy hạnh phúc hơn? Phải chăng chính điều này dẫn đến sự nhầm lẫn khi phân tích số mẫu thu được?
Cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, "theo bảng xếp hạng năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trên thế giới và cao nhất Châu Á. Trong 30 nước dẫn đầu phần lớn là các nước đang phát triển, 2 quốc gia thuộc Đông Nam Á khác là Philippines và Indonesia lần lượt nắm các vị trí 17 và 25, Cuba còn xếp đến thứ 6.
Những con số trên cho thấy tính độc lập rất lớn của các tiêu chí do NEF đưa ra với các chỉ số khác như HDI (chỉ số phát triển con người) và GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Vì các nước có chỉ số HPI cao lại thường có HDI và GDP thấp và ngược lại.
Bằng chứng là Vanuatu, nước có chỉ số phát triển con người đứng thứ 120 thế giới lại là nước có HPI cao nhất, còn Hoa Kỳ nước giàu có nhất thế giới, thu nhập theo đầu người xếp ở vị trí thứ 4 (tính theo sức mua tương đương) và thứ 9 (tính theo danh nghĩa) lại chỉ xếp hạng 150 trên tổng số 178 nước được khảo sát".
Nhìn vào bảng xếp hạng đến năm 2009, Việt Nam được lên hạng 5 và năm 2012 vọt lên hạng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, do các nước "có chỉ số hành tinh hạnh phúc cao nhưng lại có chỉ số phát triển con người thấp và ngược lại" nên việc hàng loạt báo chí trong nước đưa tin, kể cả Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, mà không có sự giải thích rõ ràng làm nhiều người lầm tưởng là "Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới".
Thế nào là một quốc gia hạnh phúc?
Muốn biết một quốc gia thật sự có hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống hay không, chúng ta hãy nhìn vào cách xếp hạng và Chỉ số Phát triển của Liên Hiệp Quốc.
Theo đó Na Uy đứng hàng đầu thế giới về hạnh phúc trong khi CH Công Gô đứng ở vị trí cuối bảng.
Chỉ số phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 2011 khảo sát mức độ hạnh phúc của các quốc gia dựa trên các chỉ số như thu nhập, giáo dục, y tế, tuổi thọ, kinh tế, bình đẳng giới và phát triển bền vững.
Căn cứ vào những tiêu chí này, có thể thấy sự tương đồng về chỉ số do Tổ chức New Economics Foundation (NEF) đưa ra nhưng các chỉ số phát triển do Liên Hiệp Quốc sử dụng lại có tính đại diện và chính xác cao hơn rất nhiều.
Bởi có thêm nhiều yếu tố cực kỳ quan trọng như thu nhập cao, giáo dục và y tế phát triển, kinh tế hiệu quả, bình đẳng giới cao và phát triển bền vững nếu so với 3 chỉ số chỉ bao gồm "sự trải nghiệm hài lòng của người dân, tuổi thọ bình quân cao và tiêu thụ tài nguyên ít gây tác động môi trường".
Theo tác giả Cảnh Toàn (SGTT-18/6), công thức tính mà NEF đưa ra như sau: Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) = chỉ số hài lòng cuộc sống (EW) x với tuổi thọ trung bình (LE)/ chỉ số dấu ấn sinh thái (EF).
Để đo lường độ hài lòng cuộc sống, NEF sử dụng các câu hỏi khảo sát của tổ chức thăm dò uy tín Gallup, người tham gia sẽ đưa ra câu trả lời định lượng trong thang điểm 0 (kém nhất) đến 10 (tốt nhất).
Chỉ số này của Việt Nam là 5,8/10. Với 2 chỉ số còn lại, NEF sử dụng số liệu từ Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm 2011 (tuổi thọ trung bình) và của tổ chức Global Footprint Network năm 2012 (chỉ số EF). Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao lại lấy chỉ số hài lòng với cuộc sống nhân với tuổi thọ trung bình và chia cho dấu ấn sinh thái để ra... chỉ số hạnh phúc hành tinh?
Ảnh minh họa
Trong 3 yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng nhất để có thể cho điểm trung bình (average weight) một cách chính xác nhất?
Tác giả Cảnh Toàn lý giải rằng "nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam (EF = 1,4) là nước đang phát triển, sự khai thác môi trường chưa thực sự đậm đặc như các nước công nghiệp, đồng thời sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chất lượng sống và sức khoẻ người dân được cải thiện nên có thứ hạng cao".
Lý giải này có vẻ chỉ đúng trên lý thuyết nhưng hoàn toàn không chính xác trên thực tế. Hãy nhìn nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, con người ngày càng trở nên giả dối, nền văn hóa bị xuống cấp sẽ thấy rõ tất cả.
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả khảo sát của NEF luôn trái ngược với kết quả của Tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Hạnh phúc nhất và... kém hạnh phúc
Theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc, 10 quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới năm 2011 bao gồm: Na Uy, Úc, Hà Lan, Mỹ, New Zealand, Canada, Ireland, Liechtenstein, Đức, Thụy Điển.
Trong khi 10 quốc gia kém hạnh phúc nhất thế giới là: Guinea, Cộng hòa Trung Phi, Sierra Leone, Burkina Faso, Liberia, Chad, Mozambique, Burundi, Niger, Cộng hòa Công Gô. Điểm duy nhất mà cách xếp hạng của hai Tổ chức này gặp nhau là... CH Công Gô đứng cuối bảng.
Chính vì cách xếp hạng không dựa vào chuẩn mực trên đã làm nhiều người ngộ nhận.
Từ 2 cách xếp hạng này, có thể thấy được điều gì?
Thứ nhất, việc xếp hạng cần phải dựa trên những tiêu chí toàn diện và chỉ số chính xác do những tổ chức có uy tín trên thế giới khảo sát và công bố.
Thứ hai, việc khảo sát và chọn mẫu phải mang tính đại diện và chọn lọc cao vì khảo sát nhận thức của một người dân bình thường khác hẳn với một chuyên gia. Đặc biệt, Việt Nam từ một quốc gia nghèo và vừa vươn lên thành một nước có thu nhập trung bình thấp nên có lẽ một số người nhầm tưởng rằng như thế là "hạnh phúc quá đỗi" bởi "96% người Việt Nam cho rằng "có tiền là hạnh phúc".
Chính vì cách xếp hạng không dựa vào chuẩn mực trên đã làm nhiều người ngộ nhận.
Điều này cũng giống như cách xếp hạng các trường đại học của Tổ chức Webometrics.
Cách xếp hạng này, chủ yếu dựa trên tần suất xuất hiện trên web của các trường, thông qua 4 tiêu chí size, visibility, rich file và scholar, rồi kết luận rằng Việt Nam có 3 trường thuộc top 100 khu vực Đông Nam Á, bao gồm Trường ĐH Cần Thơ (đứng thứ 60), Trường ĐH Bách khoa Tp.HCM (78), và ĐHQG TP.HCM: (95).
Để biết 1 trường đại học được đánh giá như thế nào, cần phải trên các tiêu chí chuẩn mực.
Ví như số bài báo quốc tế theo danh sách ISI, số giải thưởng uy tín quốc tế, nguồn kinh phí tài trợ nghiên cứu, số bằng phát minh sáng chế, hợp đồng nghiên cứu, số giảng viên có học hàm học vị cao (thực chất chứ không phải "dỏm"), tỉ lệ giảng viên/ sinh viên, số nghiên cứu sinh nước ngoài theo học tại trường, đánh giá độc lập của chuyên gia, cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập....
Chứ không thể chỉ đơn giản dựa trên 4 tiêu chí chủ yếu là tần suất xuất hiện trên web bởi ngay cả 2 Tạp chí xếp hạng các trường đại học có uy tín hiện nay như Times Higher Education và Giao thông Thượng Hải còn bị phê bình là thiếu tính toàn diện.
Trở lại với chỉ số hành tinh hạnh phúc, chúng ta hãy nhìn vào một vài quốc gia bị cô lập gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nên nếu người dân được ban phát điều gì đều được xem là "ân sủng" và "vui sướng tột cùng", thì cảm giác "hạnh phúc" cũng là điều dễ hiểu.
Đức Phật còn phải trải qua 81 kiếp nạn mới thành chính quả thì sự gian truân của con người để tu hạnh và đạt được hạnh phúc là điều cực kỳ nan giải, nữa là một quốc gia còn đang phát triển, còn đang nhiều "vấn nạn".
Thiết nghĩ "người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 trên thế giới?'' đã có câu trả lời.
Theo Tuanvietnam

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Dũng cảm nhảy cầu Bình Triệu cứu người

Chiều 13.5, một cô gái chạy xe gắn máy theo hướng từ quận Thủ Đức vào Bình Thạnh (TP.HCM). Đến giữa cầu Bình Triệu, cô dừng xe, cởi áo khoác, bỏ lại đôi dép, leo lên thành cầu nhảy xuống sông Sài Gòn.
Nhiều người đi đường tò mò dừng xe lại khiến cầu nhanh chóng bị ùn ứ, nhưng không ai có phản ứng gì để cứu cô gái.
Lúc đó, anh Danh Nghĩa chở một người bạn đi ngang qua, thấy sự việc lập tức dừng xe. Lúc này nước sông Sài Gòn đang chảy rất mạnh và trong tích tắc, cô gái đã bị cuốn trôi về giữa khu vực cầu Bình Triệu 2 và 1.
Thấy cô gái chới với dưới dòng nước, anh Nghĩa vội cởi chiếc áo khoác, nhảy bổ xuống sông cứu người.
Trong tích tắc, anh Nghĩa tiếp cận, kéo giữ được cô gái nhưng cả hai bị dòng nước cuốn đi qua khỏi cầu Bình Triệu 1. Dòng nước chảy rất mạnh, nhưng anh Nghĩa nhanh trí bám vào trụ chống va của cây cầu.
Nhiều người đi đường kêu gọi những chiếc canô, chiếc tàu đi ngang qua vớt hai người lên.
Khoảng 10 phút sau, một chiếc ca nô dừng lại, đưa hai người lên bờ. Lúc này cô gái đã ngất nên nhanh chóng được đưa đi cấp cứu.
Sau khi được cấp cứu, cô gái đã qua cơn nguy kịch. Theo lời một người thân của cô gái, do buồn chuyện cá nhân nên cô quẫn trí tìm đến cái chết. Mặc dù vậy, sau khi được cứu sống, cô rất ân hận và rối rít cám ơn Nghĩa.
Anh Danh Nghĩa sinh năm 1989, quê ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Nghĩa cho biết lâu nay phụ gia đình làm việc ở quê, vừa rồi theo lời vài người bạn cùng đi lên Tân Uyên, Bình Dương xin việc làm.
“Tụi em mới lên Bình Dương hôm trước (ngày 12.5), hôm 13.5 đi vào quận 7, TP.HCM để lấy đồ, đi ngang cầu Bình Triệu 2 chứng kiến sự việc liền nhảy xuống sông cứu người. Quả thật, giờ nghĩ lại cũng có chút sợ vì không biết được dưới dòng nước có vật gì nguy hiểm. Nhưng lúc đó em thấy cứu người là quan trọng nên không nghĩ đến chuyện này”, Nghĩa nói.
Nghĩa hồn nhiên nói tiếp: “Lúc nhảy xuống sông, em quên móc cái bóp trong túi quần ra nên bị mất nhiều giấy tờ tùy thân và một ít tiền. Tới đây em phải về quê làm lại CMND mới trở lên xin việc làm”.
Nghĩa cho hay, cầu Bình Triệu có cao thật, nhưng ở Kiên Giang bạn hay đi biển nên việc nhảy xuống cứu người là bình thường. Có điều, với độ cao như vậy, phải có kinh nghiệm để khi tiếp nước không bị ép tim.
Nghĩa chia sẻ: “Nhiều người suy nghĩ bi quan tìm đến cái chết, như vậy là dại quá. Hãy nên nghĩ đến gia đình, người thân, bởi đâu phải chết là xong, mà còn để lại đau khổ cho người thân, gia đình”.
Mời bạn đọc xem chùm ảnh anh Danh Nghĩa nhảy sông cứu người:
Dũng cảm cứu người ở cầu Bình Triệu 1
Không chần chừ, anh Nghĩa nhảy xuống sông Sài Gòn
Dũng cảm cứu người ở cầu Bình Triệu 2
Chuẩn bị tiếp nước
Dũng cảm cứu người ở cầu Bình Triệu 3
Chạm mặt sông
Dũng cảm cứu người ở cầu Bình Triệu 4
Nhanh chóng bơi đến chỗ cô gái bị nạn
Dũng cảm cứu người ở cầu Bình Triệu 5
Ban đầu Nghĩa bị “kẹt” trong đám lục bình do bơi đường thẳng
Dũng cảm nhảy cầu cứu người ở cầu Bình Triệu 6
Vượt qua đám lục bình, Nghĩa sắp tiếp cận được cô gái
Dũng cảm nhảy cầu cứu người ở cầu Bình Triệu 7
Nghĩa đã giữ được cô gái và bám vào trụ chống va của cầu Bình Triệu 1
Dũng cảm nhảy cầu cứu người ở cầu Bình Triệu 8
Mười phút sau, một ca nô đến ứng cứu hai người
Dũng cảm nhảy cầu cứu người ở cầu Bình Triệu 9
Cô gái đã bị ngất, nhanh chóng được đưa đi cấp cứu
Dũng cảm nhảy cầu cứu người ở cầu Bình Triệu 10
Anh Danh Nghĩa
Tin, ảnh: Minh Anh

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

EVN lại rục rịch đòi tăng giá điện

Ngày 12.5, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã trình Bộ Công thương 3 phương án tăng giá điện. Thứ nhất: tăng giá dưới 5%, thứ hai tăng 10%, thứ ba tăng trong khoảng 5-10%.
Điệp khúc kêu lỗ đòi tăng giá của ngành điện lực
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), hiện đơn vị này chưa nhận được bất cứ đề xuất nào từ EVN.
"Việc điều chỉnh giá điện hay không sẽ được liên bộ Tài chính - Công thương tính toán, cân nhắc dựa trên mục tiêu đưa giá điện vận hành theo thị trường nhưng đảm bảo kiềm chế lạm phát" - vị lãnh đạo này nói.
Trước đó, ngày 10.5, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến thời điểm này, các yếu tố đầu vào đã khiến giá điện tăng gần 3,3% (42,9 đồng/kWh).
Theo quy định tại Quyết định 24 của Chính phủ về điều hành giá điện, trường hợp chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động các thông số đầu vào cơ bản nhỏ hơn 5% so với giá bán hiện hành, EVN tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân chi phí sản xuất, kinh doanh chưa được tính hết vào giá bán điện để điều chỉnh giá bán bình quân tối đa 5%, sau khi báo cáo Bộ Công Thương.
Như vậy, với việc thông số đầu vào làm tăng giá điện khoảng 3,3% mà Cục Quản lý Giá đưa ra thì việc tăng giá điện chỉ là vấn đề thời gian.
Theo PLTP

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

21 bệnh nhân phong tàn phế kêu khóc vì bị bỏ đói

Những bệnh nhân này không thể tự phục vụ, bị nhân viên Trung tâm da liễu Hà Đông (Hà Nội) phát gạo, thịt sống, rau rồi bỏ mặc. Nhiều người kêu khóc vì đói bởi không biết làm thế nào nấu ăn được.
Sự việc xảy ra sáng 4/5, ngày 10/5 đã được Sở Y tế Hà Nội xác nhận và yêu cầu kiểm điểm.
Khoa điều trị nội trú của Trung tâm da liễu Hà Đông nằm tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội, có 91 bệnh nhân phong, trong đó 70 người còn khả năng tự sinh hoạt, 21 bệnh nhân nặng thuộc diện được chăm sóc hoàn toàn ở một khu khác.
Một y tá làm việc tại Khoa Điều trị nội trú, Trung tâm Da liễu Hà Đông, cho biết, gần 10h sáng 4/5, khi đi khám cho các bệnh nhân phong thuộc loại phải chăm sóc hoàn toàn thì chị thấy nhiều người kêu khóc vì đói.
Ảnh: Quốc Doanh.
Một bệnh nhân phong nặng tại Trung tâm da liễu Hà Đông không còn khả năng tự phục vụ nhưng được phát thịt sống, rau, gạo hôm 4/5. Ảnh: Quốc Doanh.
Cụ Vũ Thị Bớt, 89 tuổi (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) - một trong số những bệnh nhân bị đói - kể, sáng đó cụ được các hộ lý mang đến phòng một phần gạo đủ nấu hai bữa sáng và chiều, một vài miếng thịt sống cùng ít rau. Cụ thấy lạ hỏi lại thì được trả lời: "Bếp ăn hết gas, không nấu được, nên phải phát đồ sống, còn các cụ làm thế nào thì tùy".
"Tay chân tôi bị phong hết, không tự nấu được nên đành nhờ người pha cho gói mì tôm ăn tạm và nhịn đói đến tối”, cụ Bớt kể.
Thân hình gầy mòn, chân trái bị cụt đến gối do virus phong ăn mòn, cụ Nguyễn Văn Dậu, 77 tuổi (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), cho biết, cụ điều trị tại khoa nội trú của trung tâm từ năm 1999 đến nay và chưa bao giờ bị bỏ đói như vậy.
"Họ thừa biết chúng tôi không thể tự làm gì được, vậy mà vẫn làm thế. Trước đây, cũng có lần tôi bị ốm nặng, phải nằm điều trị 20 ngày trong bệnh xá, các hộ lý không cho tôi ăn, không tắm rửa, thay quần áo cho tôi lần nào. Tôi đành phải 'thuê' hai bệnh nhân khỏe mạnh khác trong khoa nấu ăn và tắm rửa cho", cụ Dậu kể.
Một y tá công tác tại khoa điều trị nội trú, Trung tâm Da Liễu Hà Đông 18 năm cho biết, đã nhiều lần thông báo tình trạng của các bệnh nhân bị bỏ đói tới ông Vũ Văn Trình, Phó giám đốc Trung tâm Da liễu Hà Đông, người trực tiếp quản lý khoa điều trị nội trú để xin chỉ đạo nhưng ông này nói đây không thuộc thẩm quyền của mình và không có động thái gì.
Chiều 10/5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội trả lời phóng viên về vụ việc Trung tâm da liễu Hà Đông để cho bệnh nhân phong nặng bị đói. Ảnh: Minh Thùy.
Chiều 10/5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội trả lời phóng viên về vụ việc Trung tâm da liễu Hà Đông để cho bệnh nhân phong nặng bị đói. Ảnh: Minh Thùy.
Trả lời báo chí chiều 10/5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về vụ việc nhiều bệnh nhân phong nặng bị bỏ đói, chiều 6/5, lãnh đạo Sở Y tế và các phòng ban chức năng đã xuống làm việc với Ban Giám đốc và tập thể, cá nhân liên quan của Trung tâm da liễu Hà Đông tại Khoa điều trị nội trú.
"Vụ việc trên là có thật, và họ giải thích do bếp tập thể hết ga", ông Cường nói.
Sở Y tế đã kiểm điểm các sai phạm với những người có liên quan và yêu cầu lãnh đạo Trung tâm Y tế Hà Đông phải báo cáo lại tình hình trước ngày 14/5.
Ông Cường cho biết, Sở cũng đã chỉ đạo Ban giám đốc khu điều trị bệnh phong và da liễn có sự phân công rõ ràng và tuyệt đối không để tình trạng bệnh nhân bị đói xảy ra thêm bất kỳ lần nào nữa, cũng như giải quyết đầy đủ chế độ cho những bệnh nhân theo diện được chăm sóc hoàn toàn như chính sách nhà nước.
Vụ việc này cũng đã được Sở Y tế Hà Nội báo cáo bằng văn bản với UBND thành phố.
Theo VNE

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

CEO Trung Nguyên gửi thư tới CEO Starbucks bằng tiếng Việt

Liên quan đến vụ tên miền thương hiệu Legendee Coffee có nội dung quảng bá cho thương hiệu café Starbucks, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc của Trung Nguyên đã gửi thư tới CEO Starbucks để làm sáng tỏ việc này.
Đại diện của Trung Nguyên cho biết, trong ngày 23/4 Trung Nguyên đã soạn thảo thư thông báo tới CEO của Starbucks là Howard Schultz nhằm xác minh về việc, tên miền legendeecoffee.com có nội dung về thương hiệu Starbucks "gây nhầm lẫn với một sản phẩm của Trung Nguyên mang tên Legendee".
CEO Starbucks - Howard Schultz (trái) và Đặng Lê Nguyên Vũ
CEO Starbucks - Howard Schultz (trái) và Đặng Lê Nguyên Vũ - ảnh minh hoạ: Internet
Trong thư thông báo, Trung Nguyên khẳng định thương hiệu Legendee đã được đăng kí bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hoá tại Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam.
Toàn văn thư gửi tới CEO Starbucks của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Tuy nhiên, Trung Nguyên không cho biết về việc thương hiệu Legendee có được đăng kí bảo hộ trên toàn cầu hay không - đây là cơ sở để WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) xem xét giải quyết các khiếu nại liên quan đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.
Nguyên tắc đăng kí tên miền quốc tế là :"đăng kí trước, cấp phát trước".
Năm 2010, tên miền trungnguyen.com.au (tên miền quốc gia của Úc) bị một cá nhân đăng kí và dùng để quảng bá cho Highlands Coffee.
Trước khi vụ việc năm 2010 diễn ra, Trung Nguyên từng bị một doanh nghiệp nước ngoài đăng ký sở hữu trí tuệ tên và logo café Trung Nguyên với WIPO tại thị trường Mỹ. Theo báo giới, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này.
Truy vấn thông tin trên nhà cung cấp tên miền, ông Nguyễn Trọng Khoa (TP.HCM) là người đã đăng kí tên miền Legendeecoffee.com liên quan đến thương hiệu Legendee coffee của Trung Nguyên.
Cường Cao
Nguồn: VTC News

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

"Phí rất cao, nhưng đường... rất tồi!"

“Tôi được biết số tiền dành cho giao thông rất thấp mà chỉ dựa vào vốn ODA, đi vay theo kiểu giật gấu vá vai. Không lý gì phí rất cao, đường thì rất tồi! Nhà nước phải chia sẻ với người dân, với doanh nghiệp…”, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói.
Bộ Trưởng Đinh La Thăng thừa nhận đăng kiểm xe cơ giới đang có vấn đề tiêu cực
Hàng chục câu hỏi đã được các đại biểu Quốc hội gửi tới Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng trong phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội ngày 24/4. Trong số đó, nhiều đại biểu xoáy sâu vào việc Bộ Giao thông cần làm rõ đề xuất thu hàng loạt phí sẽ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng như thế nào. Ngoài ra, vấn đề xe chở quá khổ, quá tải dẫn đến hỏng đường sá cũng được nhiều đại biểu quan tâm.
1,9 triệu ô tô chưa thấm so với gần 100 triệu dân
“Được biết, hiện nay số tiền dành cho giao thông là rất thấp, trong khi chúng ta tính thu phí rất lớn. Vậy số tiền từ ý định thu phí 600.000 ô tô cá nhân sẽ được dành cho giao thông là bao nhiêu?”, đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề.
Theo ông Quốc, số tiền xử phạt vi phạm mỗi năm lên đến hàng nghìn tỷ nhưng cơ quan chức năng lại chỉ đề cập đến việc tăng cường thêm cho ngành công an, giao thông là không hợp lý. Theo ông Quốc, cần phải sử dụng ngân sách hợp lý, đúng luật và có định hướng.
Ông Dương Trung Quốc lập luận, không có lý do gì đánh thuế lại không đầu tư cho giao thông mà chỉ dựa vào vốn ODA, đi vay làm theo kiểu giật gấu vá vai. “Phí thì rất cao nhưng đường thì rất tồi! Phải chủ động dùng một phần tiền đó tăng cường cho hạ tầng giao thông”, ông Quốc nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc: “Phí thí rất cao nhưng đường thì rất tồi!”
Ngoài ra, ông Quốc còn cho rằng, con đường phát triển là phải tăng cường ô tô. Đất nước gần 100 triệu người mới chỉ có 1,9 triệu ô tô là chưa thấm vào đâu. Hơn nữa, Bộ Giao thông cũng cần phải xem lại bài toán kinh tế, tính toán lại cách tính phí để đỡ đội giá phí chuyên chở hàng hóa. Theo ông Quốc bài học rõ nhất là con đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, đường rộng thênh thang nhưng phí cao quá nên chủ phương tiện đã quay lại đường một.
Bộ Trưởng Đinh La Thăng “bật” lại rằng, chính vì bài toán kinh tế nên sau thời gian ngắn các xe có ý định quay về đường một cũ lại chuyển sang cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. “Vì bài toán kinh tế, đi đường Sài Gòn – Trung Lương nhanh hơn, chi phí xăng dầu ít hơn, rồi hàng hóa vận chuyển đến nơi tiêu thụ không bị hỏng… nên nhiều đầu xe đã chấp nhận mức phí đề ra. Một số doanh nghiệp còn nói với tôi rằng Nhà nước thu phí như vậy là hợp lý”, bộ trưởng Thăng đưa dẫn chứng.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và nhiều loại phí như vậy nhưng ông Thăng cho biết, Bộ Giao thông vẫn yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất ô tô sản xuất và bán được nhiều hơn. “Sản xuất ô tô là một nguồn thu ngân sách lớn, do vậy không vì phí, kinh tế khó khăn mà chúng tôi yêu cầu giảm sản xuất ô tô”, ông Thăng nhấn mạnh.
Về việc hàng loạt các giải pháp Bộ Giao thông áp dụng và đề xuất trong đó có các loại phí ông Thăng cho rằng, đây không phải là cách làm manh mún, chắp vá mà là giải pháp nằm trong tổng thể giải pháp đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội đồng tình thông qua chủ trương.
Tai nạn thương tâm, đăng kiểm vẫn kê gối ngủ ngon
Bức xúc tình trạng xe quá khổ, quả tải khá phổ biến, ngang nhiên hoạt động trên đường gây nguy hiểm đến tính mạng người dân, phá cầu, phá đường, đại biểu Hoàng Thanh Tùng cho rằng nguyên nhân dẫn đến vi phạm trên là do nhà xe “thu không đủ chi” nên làm liều. Ông Tùng muốn Bộ trưởng Đinh La Thăng có giải pháp để các doanh nghiệp hoạt động đúng luật.
Ông Đinh La Thăng thừa nhận tình trạng chủ phương tiện và lái xe tự ý nâng cao kích thước thùng xe để chở quá tải. “Quan điểm của tôi là xử lý nghiêm, không thể vì lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến cầu đường và xã hội”, ông Thăng nói.
Không hài lòng cách trả lời của Bộ trưởng Thăng trước tình trạng xe quá tải, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, vấn đề đăng kiểm mới là bản chất vấn đề, còn việc thay đổi kết cấu phương tiện, xe chở quá tải chỉ là hiện tượng.
“Trong kỳ họp thứ II, tôi đã chất vấn về vấn đề đăng kiểm, Bộ Trưởng công nhận trách nhiệm thuộc ngành giao thông và xin tiếp thu ý kiến. Tại phiên giải trình này tôi không muốn Bộ trưởng lại tiếp thu ý kiến một lần nữa mà không đưa ra kết quả nào cả!”, ông Cương ôn lại.
Theo ông Cương vấn đề đăng kiểm còn tiêu cực. Vì tiêu cực mà hàng ngày hàng loạt ô tô không đủ tiêu chuẩn vẫn được đẩy ra đường lưu hành. “Thật đau lòng hàng ngày chúng ta vẫn thấy hàng loạt tai nạn thương tâm mà không ai chịu trách nhiệm. Cơ quan đăng kiểm vẫn kê gối ngủ ngon vì không ai quy trách nhiệm của họ. Xe cứ ra khỏi trạm đăng kiểm, nếu có chuyện gì xảy ra thì nhà xe và hành khách ráng mà chụi”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương bức xúc.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận vấn đề đại biểu Cương nêu là có thật. Và thực tế nhiều xe vừa mới đăng kiểm xong, khi kiểm tra lại không đạt yêu cầu. Trong đó, ông Thăng đưa ra nhiều nguyên nhân như một số cán bộ đăng kiểm thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí có tiêu cực, hạ thấp tiêu chuẩn đăng kiểm để cho ô tô chất lượng không đảm bảo ra lưu hành. “Chúng tôi đã phát hiện ra một số trường hợp và đã buộc thôi việc”, ông Thăng khẳng định.
Lần này, ông Thăng không chỉ tiếp thu ý kiến của đại biểu Cương mà còn đưa ra hướng khắc phục đó là nếu phát hiện vi phạm sẽ làm rõ trách nhiệm người đứng đầu. “Khi mà phát hiện ra tiêu cực không chỉ đăng kiểm viên mà người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm”, ông Thăng hứa.
Theo Dân trí

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Vì sao công ty của Cường "đô la" thua lỗ nặng?

Theo bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ của Cường "đô la"), việc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, bị thua lỗ trong năm 2011 là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong doanh thu hàng bán bị hạn chế.
Theo báo cáo tài chính quý 4 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã đưa ra nguyên nhân giảm các hoạt động kinh doanh trong năm 2011 so với năm 2010 là do ảnh hưởng tình hình khủng hoảng kinh tế dẫn đến không tiêu thụ được hàng hóa bất động sản, trong khi đó vẫn phải trả lãi cho vay ngân hàng, nên dẫn đến doanh thu thấp còn chi phí tài chính lại cao.
Cường "đô la" nổi tiếng với bộ siêu xe
Minh chứng cho những khó khăn này, báo cáo tài chính cũng đưa ra rằng hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là bất động sản được mua hoặc đang được xây dựng để bán trong điều kiện kinh doanh bình thương, hơn là nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá. Cùng với đó, khoản tiền vay ngân hàng trong năm của Công ty cũng khá lớn.
Khẳng định một lần nữa về mức thua lỗ này, trong một báo cáo gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM hồi đầu năm, bà Nguyễn Thị Như Loan cũng cho biết, nguyên nhân chính là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong doanh thu hàng bán không cao. Ngược lại chi phí tài chính tăng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.
Theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2011 âm 39,83 tỷ đồng. Chính vì việc thua lỗ này, vừa qua Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã chính thức đưa Công ty này vào danh sách bị kiểm soát. Theo đó, kể từ ngày 13/4 Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG) sẽ bị đưa vào diện cảnh báo.
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai được nổi tiếng và nhiều người biết đến bởi Hội đồng quản trị là một phụ nữ tài ba Nguyễn Thị Như Loan, đang đứng vị trí thứ 5 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán 2011. Đặc biệt hơn, ủy viên Hội đồng quản trị lại chính là con trai Nguyễn Quốc Cường (Cường “đô la”), nổi tiếng với bộ siêu xe và người tình của Hồ Ngọc Hà.
Cùng với Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, hàng loạt công ty tên tuổi khác như Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, Công ty Viễn thông Thăng Long… cũng bị đưa vào diện cảnh báo.
Như vậy có thể thấy, trước những khó khăn chung của nền kinh tế thì việc các công ty giải thể dường như là một điều dễ hiểu. Đặc biệt, những doanh nghiệp thua lỗ cũng là thực tế khó tránh.
Năm 2011 có thể được xem là một năm đầy khó khăn và thách thức, của các doanh nghiệp Việt Nam khi mà lãi xuất cho vay được đẩy lên khá cao đến trên 20%, cùng với đó khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng rất khó… đã khiến nhiều công ty rơi vào tình cảnh “bi đát”.
Sự khó khăn này đã được các tổ chức và giới chuyên gia cũng đã đưa ra nhận định rằng, năm 2011 là năm nhiều thách thức nhất đối doanh nghiệp Việt Nam.
Bằng chứng là trong báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2011 đã chỉ ra những khó khăn, mà các doanh nghiệp Việt Nam đã đương đầu trong năm 2011.
Cụ thể, năm 2011 trong nước phải đón nhận nhiều tác động xấu từ bên ngoài, điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và Hòa Kỳ, động đất và sóng thần ở Nhật Bản. Môi trường kinh doanh trong nước năm 2011 đã kém đi so với năm 2010, thể hiện qua các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là tình trạng lạm phát cao.
Cùng quan điểm này, trong một cuộc trao đổi với PV về những vướng mắc của doanh nghiệp, ông Bùi Kiến Thành – chuyên gia kinh tế cao cấp cũng nhận định rằng, năm 2011 là một năm khá khó khăn đối với tình hình kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Sự khó khăn này đã thể hiện ngay qua số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư rằng, chỉ tính đến tháng 9, có tới gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp. So với năm ngoái, số doanh nghiệp khó khăn, phải "đắp chiếu" này đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp.
Con số trên là một minh chứng xác thực nhất cho những khó khăn chung của doanh nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ về những giải pháp giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2012, ông Bùi Kiến Thành cho rằng, để doanh nghiệp có thể vực dậy và phát triển được thì lãi suất cho vay phải dưới 10%. Để làm được điều đó, Nhà nước phải cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên cần có tính toán, đồng thời cũng phải điều tiết lưu lượng tiền tệ, cung ứng đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế hoạt động ổn định, không nhiều quá để gây ra lạm phát, mà cũng không ít quá để gây ra thiểu phát, ông Bùi Kiến Thành nói.
Theo Yến Nhi/VnMedia